Những câu hỏi liên quan
Lượng Trần
Xem chi tiết
Trần gia linh
Xem chi tiết
minh nguyet
1 tháng 7 2021 lúc 11:30

Em tham khảo dàn ý nhé:

I. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Bàn về sự nhường nhịn

II. Thân bài:

* Giải thích và nêu biểu hiện của sự nhường nhịn:

- Sự nhường nhịn là gì?

Nhường nhịn đó là một phẩm chất đáng quý trong cuộc sống, cần nhường nhịn với tất cả mọi người, nghĩa đen của nhường nhịn đó là những đức tính tốt mà mỗi người cần phải rèn luyện và có được nó, mỗi phẩm chất đều phải trong quá trình rèn luyện và tu dưỡng nó, ở đây nhường nhịn không phải là chấp nhận thua cuộc mà là sự cảm thông đối với đối phương, việc nhường nhịn sẽ tạo nên những phẩm chất vô cùng đáng quý và góp phần tạo nên cho mình những điều đáng quý hơn, ngoài những điều đó bản thân mỗi người đều phải ra sức rèn luyện và tu dưỡng đạo đức của mình, mỗi người là một tấm gương cho việc học tập và tu dưỡng đạo đức, nhường nhịn sẽ tạo nên cho mình một phẩm chất cao quý đó là sự cảm thông thấu hiểu và những hiểu biết chi tiết về bản chất của sự vật và sự việc.

- Biểu hiện của người biết sống nhường nhịn: Nhường nhịn không chỉ được áp dụng trong một ngôi nhà để thấy được sự hạnh phúc và ấm áp trong mỗi thành viên trong gia đình mà nó hiện hữu trong những trường hợp riêng và nó góp phần tạo nên một ý nghĩa vô cùng đặc biệt, nó tạo nên một cuộc sống tốt đẹp hơn, không chỉ trong gia đình nó tạo nên một cảm giác gần gũi mà nó tạo nên những cảm giác gần gũi giữa các thành viên trong gia đình, những sự nhường nhịn đó sẽ làm nên cho chúng ta được những điều tuyệt vời nhất, gia đình lúc nào cũng có những cảm giác êm ấm và hạnh phúc, mỗi người đều biết nhường nhịn và cảm thông cho nhau thì gia đình sẽ mãi luôn được hạnh phúc và nó phát triển một cách toàn diện hơn, mỗi người đều tạo nên những không gian riêng và nó to lớn ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống của mỗi người, chúng ta thấy được sự nhường nhịn đó sẽ làm cho mỗi người luôn luôn có cảm giác an toàn hạnh phúc và không gian trong gia đình lúc nào cũng ấm áp và không có những tranh cãi riêng nó tạo nên cảm giác hạnh phúc và vô cùng ý nghĩa.

* Trình bày ý nghĩa của sự nhường nhịn:

- Sự nhường nhịn sẽ bảo vệ mối quan hệ giữa người với người thông qua việc bảo vệ và gìn giữ hòa khí, đồng thời thiết lập nên tinh thần gắn kết, đoàn kết.

- Sự nhường nhịn còn giúp con người vượt thoát khỏi những bon chen, ích kỷ, toan tính của cuộc sống xô bồ, tấp nập thường ngày.

- Sống nhường nhịn còn giúp con người bao dung, sẻ chia với những khó khăn, hoạn nạn của người khác và là biểu hiện của lối sống vị tha cao đẹp: "Mình vì mọi người".

* Lật lại vấn đề:

- Những người sống ích kỷ, bon chen, tranh giành quyền lợi trong xã hội.

* Bài học nhận thức và hành động:

- Chúng ta cần mở rộng lòng mình để sẵn sàng tha thứ, bỏ qua sai lầm của người khác

- Giúp đỡ người khác nhận ra và khắc phục những sai lầm.

III. Kết bài:

- Khẳng định lại ý nghĩa của lòng khoan dung. Liên hệ bản thân.

Bình luận (0)
Sad boy
1 tháng 7 2021 lúc 11:19

THAM KHẢO

Từ xưa đến nay, ca dao tục ngữ vẫn có sức giáo dục vô cùng mạnh mẽ, giúp mỗi con người hoàn thiện nhân cách và có cuộc sống tốt đẹp hơn. Cùng với bao thăng trầm của lịch sử, những câu tục ngữ vẫn luôn là một phần quan trọng trong tâm thức của những người dân Việt Nam. Một trong số đó là câu: “Một điều nhịn chín điều lành”. Trước tiên, chúng ta hãy cùng giải thích câu tục ngữ. “Nhịn” ở đây là sự nhường nhịn, nhẫn nại trong giao tiếp và hành động. Còn “lành” là kết quả tốt đẹp, như mọi người mong muốn. “Một” và “chín” đều là những số từ phiếm chỉ. Vậy, ý của câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta rằng: Nên nhường nhịn, nhún nhường một chút để đạt được kết quả tốt đẹp lâu dài về sau. Câu tục ngữ đã thể hiện được sự tinh tế trong cách ứng xử của người xưa. Vậy tại sao ông cha ta lại khuyên như thế? Trong cuộc sống, mọi chuyện không phải lúc nào cũng êm đẹp hay thuận buồn xuôi gió. Đôi lúc chúng ta cũng sẽ gặp phải những chuyện không đâu, những bất đồng làm cho bản thân khó chịu, tức giận, không giữ nổi bình tĩnh. Trong các trường hợp ấy, nếu chúng ta vội vàng, hấp tấp, cố tìm hiểu, điều tra đến cùng, kết quả chẳng những không được như mong muốn mà còn làm rạn nứt các mối quan hệ. Những lúc như thế, điều cần làm là ta phải bình tĩnh, suy xét đầu đuôi kĩ càng, lời lẽ nhã nhặn, thậm chí có thể chịu thua thiệt về mình để lợi ích và những mối quan hệ được bền lâu. Khi làm việc trong một tập thể mà không biết nhường nhịn nhau thì sẽ dẫn đến nội bộ lục đục. Vợ chồng, bạn bè cãi nhau mà không ai chịu nhường ai thì tình cảm đi xuống, khó có thể chung sống lâu dài. Vậy nên, chúng ta cần dĩ hòa vi quý để tránh những tranh cãi, xô xát không đáng có. Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn không chỉ là một nhà quân sự tài ba mà còn rất tinh tế trong cách hành xử. Ông đã biết gạt bỏ tư thù, ân oán trong gia đình, cùng với Trần Quang Khải phò tá vua Trần, ba lần đánh thắng giặc Mông Nguyên. Hay trong các cuộc thương lượng, đàm phán, các nhà ngoại giao đều phải hết sức cẩn thận, nhún nhường nhau từng chút một để đi đến đạt được lợi ích chung. Tuy nhiên, nói “một điều nhịn chín điều lành” cũng không có nghĩa là nhu nhược, hèn nhát, chỉ biết chiều theo ý người khác. Nhường nhịn ở đây là lùi một bước để tiến hai bước. Tuy nhiên, để bảo vệ danh dự cũng như lợi ích cá nhân, chúng ta cũng phải đấu tranh đến cùng để người khác không vì thấy ta nhẫn nhục mà làm càn tiến tới. Nhẫn nhịn chỉ phát huy tác dụng khi ta bảo vệ cái đúng chứ không phải là điều vô lí. Qua câu tục ngữ, ta cũng cần phê phán những người không biết nhường nhịn, hay so đo, tính toán, chấp vặt. Những con người ấy sẽ dễ làm mếch lòng người khác trong cuộc sống, không thể đắc nhân tâm vì đã đi ngược lại bài học mà người xưa răn dạy. Mỗi chúng ta cần vận dụng những điều hay mà ông cha truyền lại để có thể thu phục lòng người, đạt được những kết quả tốt đẹp trong các mối quan hệ và trong công việc. Chi khi ta biết dĩ hòa vi quý đúng lúc thì mới có thể bình yên lâu dài. Câu tục ngữ là hành trang quý báu sẽ theo ta đi suốt cuộc đời. Qua câu tục ngữ, ta cũng phần nào thấy được sự uyên thâm trong trí tuệ cùng cách ứng xử tinh tế, phù hợp của người xưa.

Bình luận (0)
Dân Nguyễn Chí
Xem chi tiết
Despacito
26 tháng 11 2017 lúc 10:18

đề 1: câu tục ngữ khuyên chúng ta phải biết ơn những thế hệ đi trước đã hiến dâng xương máu của mình để gìn giữ và bảo vệ đất nước khỏi chiến tranh, để chúng ta có được ngáy hôm nay là nhờ có họ

và dù có làm gì thì cũng phải nhớ về cội nguồn

đề 2: câu tục ngữ cũng chính là đưc tính tự tin, rất cần trong cuộc sống của mỗi chúng ta, Làm việc gì cũng khó nếu không tự tin

Bình luận (0)
Hàn Tử Băng
26 tháng 11 2017 lúc 10:46


I. Mở bài: giới thiệu về câu tục ngữ “ có chí thì nên”
“ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”
Đây là câu tục ngữ nói về lòng biết ơn của con người. Kho tàn ca dao tục ngữ của nước ta rất phong phú và đa dạng. những câu ca dao, tục ngữ của ông bà ta luôn mang một ý nghĩa hết sức chân thực và dễ hiểu. mỗi câu tục ngữ đều mang một lời khuyên, một sự nhắc nhở tốt. bên cạnh câu “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng” có ý khuyên ta về lòng biết ơn, thì câu “ uống nước nhớ nguồn” cũng có ý nghĩa như vậy.

II. Thân bài
1. Giải thích câu tực ngữ “ uống nước nhớ nguồn”
“ uống nước”: là thành quả, là kết quả của người khác, chỉ việc hưởng thụ mà không làm gi hết
“ nguồn”: là nơi bắt nguồn của nguồn nước, chúng ta có thể hiểu từ dung để thể hiện cho sự bắt nguồn của thành quả mà mình hưởng dược.
>> câu tục ngữ như nhắc nhở chúng ta biết ơn những thành quả của thế hệ đi trước hay những người khác để lại
2. Lí do cần phải uống nước nhớ nguồn

Trong cuộc sống hằng ngày, trong xã hội thì các thành công và thành quả không có cái nào là không có nguồn gốc , không do sức lao động của con người tạo nênCủa cải do bàn tay ta lao động tao nên, con cái do cha mẹ tạo nên, đất nước trở nên giàu đẹp là do cha ông ta đã giữ gìn và xây dựngLòng biết ơn là một đức tính tốt, ta cần phải có lòng biết ơn

3. Cần làm gì để có được lòng biết ơn

Chúng ta cần tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộcRa sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài.Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người


III. Kết bài

Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “ uống nước nhớ nguồn”Bài học kinh nghiệm rút ra từ câu tục ngữ .

Đề 2 :

1. Mở bài:
- Dân tộc Việt Nam có truyền thống đạo đức tốt đẹp được xây dựng trên nền tảng của tư tưởng nhân nghĩa.
- Suốt mấy ngàn năm, nhân dân ta nhắc nhở nhau sống theo đạo lí: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn.
2. Thân bài:
a/ Giải thích: Thế nào là Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn:
Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người đã tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.
- b/ Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó thể hiện qua hành động , lời ăn tiếng nói hàng ngày: 
+ xưa:
- Lễ hội: giỗ Quốc Tổ, lễ tế Thần Nông, tết thanh minh , sau vụ gặt : tết cơm mới ( tế thần và biếu bậc trên , những người tri ân cho mình như bố mẹ, nhạc gia , thầy , ông lang…)
- Nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên, ông bà…kính nhớ những người đã khuất. Phụng dưỡng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ lúc tuổi già.. 
- Khắp đất nước, nơi nào cũng có đền miếu, chùa thờ các bậc tiền bối, các vị anh hùng có công mở nước và giữ nước.
+ nay :
- 10/3 các nơi vẫn làm lễ giỗ tổ.
- Các bảo tàng …. Nhắc mọi người về lịch sử oai hùng của dân tộc.
- 27/7 viếng các nghĩa trang liệt sĩ …
- Các phong trào đền ơn đáp nghĩa….
- Các ngày lễ, 27/2, 20/11, 8/3, 1/5, giỗ tổ nghề….
- Các thế hệ sau giữ gìn, vun đắp ,phát huy …
- Đáng trách những kẻ vong ân bội nghĩa…
- III kết bài :
- Lòng biết ơn là tình cảm cao quí , thiêng liêng,  phẩm chất cao đẹp của dân tộc Việt Nam  …
- Tạo vẻ đẹp tinh thần truyền thống của Việt Nam.

Học vui !

^^

Bình luận (0)
Aki
26 tháng 11 2017 lúc 18:44

DÀN BÀI

I.    Mở bài

Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. ''Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu “Uống nước nhớ nguồn".

Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

II.               Thân bài

1.Giải thích: “Uống nước nhớ nguồn".

Uống nước:thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.

Nguồn:chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.

Ý nghĩa: Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

2.                 Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:

-   Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.

-   Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là dạo lí tất yếu.

-        Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày"phục vụ cho biết bao người “ăn trái".

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đẳng cay muôn phần.

Khi “bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương", “muôn phẩn cay đắng" để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.

... Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

3.                 Phải làm gì để “nhớ nguồn".

-Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.

-    Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu cỏ chọn lọc tinh hoa nước ngoài.

-   Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

III. Kết bài

-     Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.

-    Nhớ nguồn trước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người có ích . Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.

Phải sống sao xứng đáng trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông .

Học tốt !

:)

Bình luận (0)
Nguyễn Quỳnh TV
Xem chi tiết
Sơn Mai Thanh Hoàng
22 tháng 3 2022 lúc 14:45

REFER

Câu tục ngữ "Có chí thì nên" nghe có vẻ ngắn gọn và đơn giản nhưng ẩn chứa một tầng ý nghĩa thật lớn lao. “Chí” có thể hiểu là sự quyết tâm, nghị lực, hoài bão, lý tưởng khi thực hiện một kế hoạch hay làm một điều gì đó. “Có chí thì nên”, “nên” ở đây tức là đạt được thành công, đạt được kết quả như mong muốn, như đã đặt ra. Như vậy, cùng với cách nói “Có ..thì”, như một lời khẳng định đanh thép, ông cha ta đã đặt ra vài trò của ý chí, nghị lực trong cuộc sống, cụ thể là trên con đường thành công của mỗi người. Con người ta cần có sự kiên trì, quyết tâm, lý tưởng thì mọi khó khăn, gian nan, thử thách, thất bại đều sẽ có thể vượt qua và đạt được kết quả như mong ước.

Bình luận (0)
Hương Giang Vũ
22 tháng 3 2022 lúc 14:50

Tham khảo:

Con người không thể thiếu đức tính kiên trì và ý chí nghị lực nếu muốn thành công trong cuộc sống. Câu tục ngữ “Có chí thì nên” mà ông cha ta truyền lại đã khẳng định điều đó. “Chí” là hoài bão, lý tưởng tốt đẹp, là ý chí, nghị lực và sự kiên trì. “Nên” là sự thành công trong mọi việc. “Có chí thì nên” khẳng định vai trò và ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống. Khi ta làm bất cứ việc gì, nếu có ý chí, nghị lực và sự kiên trì thì chúng ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại để đi đến thành công bởi vì tất cả những thành công đều phải trải qua quá trình rèn luyện lâu dài. Tính kiên trì sẽ giúp chúng ta không nản chí trước những thất bại và biết rút kinh nghiệm từ những thất bại đó để làm nên thành công sau này. Nếu chỉ có một lần thất bại đã nản lòng, nhụt chí thì chúng ta sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu của mình. Tóm lại, mỗi học sinh nên hiểu được lợi ích của đức tính kiên trì và bắt đầu rèn luyện ý chí, nghị lực ngay từ những việc nhỏ trong học tập để sau này trở thành những người có ích cho xã hội.

 

Bình luận (0)
Quang Vũ
Xem chi tiết
Ninh Tran
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
9 tháng 2 2022 lúc 20:39

Tham khảo:

Trong xã hội này , đức tính kiên trì là một trong những đức tính không thể thiêu trong nhân cách của mỗi con người . Nhờ có lòng kiên trì mà con người mới có thể đạt được sự thành công . Có một câu tục ngữ của người xưa nói rất hay về câu tục ngữ này " có công mài sắt , có ngày nên kim " . Câu này nói rất đúng về tính kiên trì của con người . Nếu bạn kiên trì làm 1 điều gì đó mà có hành động cụ thể và thiết thực thì chắc chắn tương lai bạn sẽ đạt được thành công trong cuộc sống . Nếu bạn thờ ơ với công việc của mình thì tương lai bạn sẽ đầy rẫy những thất bại . Có làm thì mới có ăn , kiên trì nhẫn nại vượt qua những cạm bẫy của xã hội  thì tương lai bạn sẽ tốt đẹp . Nhưng trong xã hội còn có một số người sống thờ ơ , chẳng bao giờ chịu biết có gắng. Họ cứ ngỡ rằng ba mẹ họ giàu thì họ cả đời sẽ sống sung túc mà không cần phải lao động hay cố gắng . Nhưng họ đã sai lầm vì khi bạn có cả núi tiền mà ban ko biết cố gắng dành dùm làm việc mà tích góp thì núi tiền ấy sẽ tàn . Vì vậy hãy biết cố gắng và vượt lên chính minh bạn nhé !!!

Bình luận (0)
Hương Đinh Thị Mai
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
16 tháng 1 2022 lúc 7:56

Tham khảo:

1, Câu tục ngữ nói lên sự hiểu biết, sự tổng hợp của ông cha ta từ thời xưa. Ngay từ khi chưa có dự báo thời tiết, người xưa đã biết dùng những định luật tự nhiên để dự báo. Trời nhiều sao, không có mưa, trời ít sao, chắc chắn sẽ có mưa. Điều này dựa trên những trải nghiệm cũng như kinh nghiệm thực tế. Đến nay đây vẫn là một định luật đúng, khoa học đã có thể chứng minh. Nhờ vậy cũng có thể nói lên sự hiểu biết của cha ông ta ngay từ những ngày đầu. 

2, Không có bất cứ sự thành công nào trong cuộc sống là dễ dàng cả. Mọi thành công đều có những sự khó khăn, gian nan cản bước ta. Chính vì vậy mà con người ta cần có ý chí, nghị lực kiên cường và bền bỉ để vượt qua những sự khó khăn, gian nan ấy để tiến tới thành công. Người có ý chí, nghị lực sẽ không bao giờ chịu khuất phục trước gian nan, tự biết dứng dậy sau những vấp ngã để rút ra bài học cho bản thân tiếp tục trên con đường tiến tới thành công. Luôn biết khắc phục hản cảnh để mở đường cho chính bản thân mình. Người có ý chí, nghị lực sẽ luôn biết rèn luyện, chăm chỉ, cố gắng nỗ lực từng ngày để vươn lên bục thành công cho riêng mình. Ý chí, nghị lực sẽ giúp cho con người ta lớn hơn, trưởng thành hơn và chủ động hơn trong cuộc sống. Dù gặp khó khăn, gian nan đến mấy thì cũng tìm cách cố gắng để vượt qua. Vì vậy mà ta nên học hỏi những tấm gương có ý chí, nghị lực kiên cường tỏng cuộc sống, không được dễ dàng buông xuôi, nản chí để có thể tiến tới thành công cho riêng mình. 

Bình luận (0)
Su su
Xem chi tiết
Trầm Huỳnh
24 tháng 3 2023 lúc 20:36

Đề 1:

"Có chí thì nên" là một câu tục ngữ rất phổ biến trong ngôn ngữ Tiếng Việt, thể hiện những giá trị đạo đức cao đẹp về tinh thần cần có trong cuộc sống. Cụ thể, "có chí" biểu thị cho ý chí, lòng can đảm và sự quyết tâm, "nên" mang ý nghĩa cho phép, khuyến khích và quán triệt sự việc.

Theo em, câu tục ngữ “Có chí thì nên” là một lời nhắn gửi đầy ý nghĩa giúp con người nhận biết và cảm nhận được giá trị của ý chí trong cuộc sống. Nếu một người không có chí cầu tiến, không có ý chí đấu tranh, không có lòng kiên trì và quyết tâm thì sẽ khó có thể thành công trong cuộc sống, không thể đạt được những tâm nguyện và mục tiêu của mình.

Ngoài ra, câu tục ngữ này cũng khuyến khích mọi người cần phải có nhận thức và trân trọng giá trị của ông bà cha mẹ, truyền thống, quan niệm đạo đức, văn hóa của tổ tiên để phát huy truyền thống văn hóa nó trong cuộc sống hiện đại.

Trong cuộc sống đương đại, câu tục ngữ này đặc biệt có ý nghĩa với tuổi trẻ, nó khuyến khích các bạn trẻ cần phải có chí cầu tiến, không ngừng học hỏi, trau dồi kiến ​​thức và kỹ năng để phát triển bản thân, góp phần phần xây dựng đất nước, tạo tương lai tươi sáng.

Tóm lại, câu tục ngữ "Có chí thì nên" cho thấy giá trị và tầm quan trọng của ý chí, lòng quyết tâm trong cuộc sống. Với những ai còn đang phân vân hoặc đang lạc lối, câu tục ngữ này sẽ là lời khuyên, động viên và đưa ra hướng đi cho con người bạn.

Đề 2:

Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” là một câu khẩu ngữ phổ biến trong văn hóa dân tộc Việt Nam, nó khuyên chúng ta đừng quên đi cội nguồn, truyền thống và nỗ lực của người đi trước trong cuộc sống.

Theo em, câu tục ngữ này mang một thông điệp sâu sắc về sự tôn trọng, trân trọng và giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống. Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta có xu quên hướng mất gốc, lãng quên đi nỗ lực của thế hệ đi trước để chúng ta được sống an lành và thụ hưởng những tiện nghi hiện đại, chú trọng tới cá nhân, tập trung nhiều vào bản thân và lợi ích cá nhân.

Tuy nhiên, việc lãng quên cội nguồn, truyền thống là một sai lầm lớn, dễ khiến chúng ta mất đi cảm nhận, tôn trọng và kính trọng đối với cội nguồn của đất nước, những bậc tiền bối, cha ông ta để lại. Bởi chỉ khi hiểu rõ cội nguồn, hoàn cảnh mà ta đang sống, chúng ta mới có thể đánh giá đúng về các vấn đề phát sinh, vấn đề xã hội, tôn trọng và cần kiệm giữ các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc.

Ngoài ra, câu tiếp tục ngữ này còn

Bình luận (0)
Lê Hồng Quyên
Xem chi tiết
minh nguyet
6 tháng 2 2022 lúc 15:24

Em tham khảo:

Chắc hẳn không còn ai không còn xa lạ gì với câu tục ngữ: " Một cây làm chẳng nên non/ ba cây chụm lại nên hòn núi cao (Câu rút gọn chủ ngữ). Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi: Câu tục ngữ trên mang ý nghĩa gì chưa? Hãy cùng mình tìm hiểu! Câu tục ngữ này có ý khuyên nhủ chúng ta rằng trong cuộc sống, nếu như bạn chỉ đơn thương độc mã, tự lập làm điều gì đó một mình thì khả năng thất bại sẽ khá cao, nhưng nếu cùng nhau đoàn kết làm việc đó thì chắc chắn hiệu quả công việc sẽ cao hơn và cũng sẽ có hiệu quả hơn. Đầu tiên, " Một cây " ở đây là người đời muốn ám chỉ đến sự yếu ớt của nó, chỉ là một cái cây nhỏ bé, trơ trọi giữa cuộc sống khắc ngiệt liệu có thể tồn tại. Điều này được hiểu là muốn nhắc đến sự đơn độc của một vật thể sống, nếu chỉ tự lập, cố gắng sinh tồn một mình chắc chắn sẽ thấy rất đơn độc và sẽ sớm gục ngã. Nhưng khi có " ba cây " chụm lại, thì lại khác, cái cây đơn độc kia lúc trước chẳng làm được tích sự gì, giờ đây có thể " nên cả hòn núi cao ". Cũng giống như vậy thôi, các vật thể sống quanh ta, và cả chính chúng ta cần có sự đoàn kết, để vượt qua những gian nan thử thách của đường đời. Con người chúng ta cũng nên học hỏi theo điều trên, để cùng nhau băng qua bao khó khăn, cùng nhau vượt muôn ngàn bão giông, thiên tai, cùng nhau góp sức xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Em rất thích câu tục ngữ trên, vì nó thể hiện một tinh thần đoàn kết rất đáng học hỏi. 

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 7 2018 lúc 2:57

Viết đoạn văn

- HS giới thiệu câu tục ngữ và ý nghĩa của nó: Trong cuộc sống, có lí tưởng, ý chí, nghị lực thì nhất định sẽ thành công. (1đ)

- Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ

   +“Chí” là gì? Là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Chí là điều cần thiết để con người vượt qua trở ngại. (1đ)

   +“Nên” là thế nào? Là sự thành công, thành đạt trong mọi việc.

   + “Có chí thì nên”: nhằm khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống. (1đ)

- Dẫn chứng (1đ)

- Khẳng định giá trị kinh nghiệm của câu tục ngữ đối với đời sống thực tiễn, khẳng định giá trị bền vững của câu tục ngữ đối với mọi người. (1đ)

Bình luận (0)
Phạm Chấn Phong
17 tháng 2 2022 lúc 14:24

ooooooooouuuuuuuuu

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa